Tài liệu tham khảo
MÀNG PHỦ BITUM - NHỮNG HẠN CHẾ- NHỮNG LỖ HỔNG KỸ THUẬT TRONG BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỐNG THẤM CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Bài viết của Phạm Quyết Thắng công ty QUOCTHANG CO
I - ĐẶT VẤN ĐỀ:
Vào những thập niên 30 của thế kỷ trước, xuất phát từ những yêu cầu thiết yếu về việc xử lý chống thấm của nghành xây dựng, người ta đã dùng các chế phẩm của nghành dầu mỏ như nhựa đường, ở dạng lỏng hoặc cán thành tấm nhằm chống thấm cưỡng chế (phương pháp chống thấm không quan tâm đến vật liệu nền của các cấu trúc bê tông, đơn giản là che hoặc bọc kín cấu trúc cần xử lý). Vượt trên những mặt hạn chế của vật liệu này, trong chừng mực nào đó phương pháp này cũng tỏ ra hữu hiệu và đã đáp ứng khá tốt yêu cầu của giai đoạn lịch sử đó đã đòi hỏi ở nó.
II - NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CƠ BẢN CỦA MÀNG BITUM CHỐNG THẤM SÀN MÁI - MẶT CẦU GIAO THÔNG
2.1 Điểm yếu đầu tiên của dạng vật liệu này: Như chúng ta đã biết, khoa học ngày nay đã chứng mình rằng chỉ cần 40% lượng nước trong 1m3 thường dùng hiện nay là đủ cho việc ninh kết của bê tông, song nếu với chừng đó nước sẽ không có độ sụt cần thiết cho việc tác nghiệp của bê tông trong quá trình thi công bởi không thể bơm bê tông được. Vì vậy, lượng nước thừa có trong khối bê tông đó khi khô đi chúng sẽ để lại những lỗ siêu nhỏ trong bê tông mà ta thường gọi là “mao dẫn”.Chúng ta quan sát 2 hình ảnh được phóng 4000 lần dưới đây là minh chứng rõ nét về sự tồn tại các mao dẫn này trên thực tế:
Như vậy, ta hiểu rằng các mao dẫn chứa không khí cũng chịu tác động tự nhiên của môi trường, đặc biệt tệ hại ở môi trường nóng ẩm mưa nhiều độ ẩm cao như ở Việt Nam ta. Chính vì lý do này mà khi dùng màng chống thấm cưỡng chế, trên bề mặt bê tông sẽ bị ngưng đọng nước, ở giữa bê tông và lớp màng, không khí bị tích áp, giãn nở do quá trình sốc nhiệt, theo thời gian các loại hoạt chất ăn mòn có trong hơi nước(như muối khoáng, clorua... axít tự nhiên) ngưng đọng này cộng thêm quá trình lão hoá của bê tông sẽ phá huỷ liên kết cũng như xâm thực lại bề mặt bê tông. Chính vì nguyên nhân này mà khi dùng các loại màng phủ tại Việt Nam đều không có được độ bền lý thuyết như những nước Châu Âu bởi độ ẩm thường xuyên tại Việt Nam rất cao từ 70 - 95%, có khi bão hòa 100%. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa của hiện tượng bong rộp trên mặt bê tông ở các công trình đang là hiện tượng thường gặp tại Việt Nam (Xin xem thêm hình sơ hoạ sau):
Mời bấm vào đây để tải toàn bộ bài viết (gồm 10 trang 2.89MB)